Backlink

VIDEO HAI HOAI LINH

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Công dụng của cây thần dược xáo tam phân được khẳng định qua thí nghiệm và thực tế trên thị trường

Trước tin đồn cây xáo tam phân chữa được “bá bệnh”, Bộ y tế đã tiến hành nghiên cứu và gửi công văn 539/vdl-qlkhđt ngày 14-11-2012 đến sở y tế Khánh Hòa.
Cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera) có thành phần gồm:flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).
Phần lớn các flavonoid có màu vàng - và đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt... Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.
Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức hợp với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.
Cây xáo tam phân
Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,...
Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Với chất courmarin, những nghiên cứu của Y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.

Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị (trên người) của cây thuốc này.
Theo khuyến cáo của Viện Dược liệu, Sở Y tế Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen và phát triển cây xáo tam phân, ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi.
Liên quan việc phát hiện cây xáo tam phân, một số bác sĩ cho biết theo quy định, việc công bố tác dụng điều trị trên người như một loại dược liệu còn phải qua quy trình nghiêm ngặt và phức tạp của Bộ Y tế. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ung thư gan, ung thư đại tràng, xơ gan cổ trướng... giai đoạn cuối mà hiện nay y học hiện đại gần như bó tay thì có thể sử dụng.

Vẫn còn là ẩn số chứa nhiều nguy cơ
Trò chuyện với ông Trà Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Vân, hỏi loại cây này có thực chữa được bệnh xơ gan hay chỉ là tin đồn, ông cho biết một số người bị xơ gan bụng chướng to như cái trống, sau khi nấu uống loại cây này khỏi bệnh là có thật, cả xã đều biết. Bạn thân của ông là cán bộ ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) được ông gửi loại cây này uống thử cũng đã khỏi bệnh. Nói rồi, ông gọi điện thoại cho chúng tôi nói chuyện với người bạn này và được xác nhận thông tin trên là sự thật.
Từ người thật, việc thật, thêm các phương tiện truyền thông đưa tin, cây thần kỳ càng trở nên kỳ bí. Điều đáng nói ở đây là nguồn gốc, dược tính thực sự của loại cây này thế nào. Gửi một cây nguyên vẹn về TPHCM cho một lương y là học trò của GS. Đỗ Tất Lợi, ông cho rằng dựa vào hình dáng bên ngoài thì có khả năng đây là cây “xáo tam phân”. Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cũng như cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích) thì giá trị dược liệu cũng như dược lý của loài cây này chưa thấy đề cập. Ông nói nếu có hoa nữa thì mới có thể khẳng định 100% được.
Hàng ngày, nườm nượp người vào Ninh Vân mua cây thuốc rồi hàng bao tải cây lẫn rễ tươi lẫn khô nối nhau tỏa đi khắp các tỉnh. Thế nhưng cách sử dụng “cây thần dược” ở Ninh Vân thì mỗi người chỉ một kiểu, không biết đâu mà lường. Có người bảo cứ nấu như nước chè uống hàng ngày, mỗi lần chừng 2 lạng nấu với 3 lít nước. Có người lại bảo nấu mỗi lần một nhúm thôi và nấu loãng, nấu đặc như sắc thuốc người uống sẽ bị phù mặt...
Trong những ngày ở Ninh Vân chúng tôi biết được hiện nay loại “cây thần dược” tập kết ở đây là do thu gom từ những nơi khác về, không phải chính gốc Ninh Vân. Cần nhấn mạnh rằng y văn đã ghi nhận nhiều loại cây thuốc trong những môi trường sinh trưởng khác nhau về vị trí địa lý, thổ nhưỡng sẽ có dược tính, công dụng không giống nhau. Có khi ở vùng này là thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm nhưng ở vùng khác, nó lại là cây không còn dược tính chữa bệnh nữa. Có một nhân vật mà chúng tôi rất muốn nhắc tới trong bài viết là anh Sinh. Anh là người đã chỉ cho ông Lê Hăng biết về loại cây này để chữa căn bệnh xơ gan cho mình. Nếu thực sự “cây thần dược” có tác dụng chữa bệnh như thế thì anh Sinh mới chính là “chủ nhân” thật của loại cây thuốc này. Suốt mấy ngày ở Ninh Vân, chúng tôi tìm mọi cách để tìm gặp nhưng không được. Mọi người cho biết anh Sinh không phải là dân sống tại địa phương. Từ khi biết ông Lê Hăng dùng cây thuốc của mình bán cho người bệnh lấy tiền, anh rất giận và không trở lại nữa.
Bí thư xã cho tôi biết anh Sinh đang theo một vị sư phụ tu ở núi Sầm học đạo. Lại mất một ngày đường từ Ninh Vân, chúng tôi mới có mặt tại núi Sầm. Dò hỏi người dân địa phương được biết anh Sinh đã theo sư phụ rời khỏi đây. Nếu như đọc được bài báo này chúng tôi mong anh sẽ liên lạc để có thể làm rõ những bí ẩn đằng sau loại cây này, trong lúc chờ các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học tìm ra công dụng thực sự c

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More