Backlink

VIDEO HAI HOAI LINH

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Đi tìm bài thuốc cây thần dược xáo tam phân: Bật mí bài bí truyền

Đêm 21.12, ông Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch UBND xã Ninh Giang (Ninh Hòa, Khánh Hòa), điện báo “lại thêm mấy ca bệnh nặng đến từ Đăk Lăk, Hà Nội, Bình Dương… Sáng sớm mai anh em tôi sẽ lên núi lấy thuốc…”. Mấy ngày này, bệnh nhân từ các nơi tìm đến rất đông.
Gia đình “thần y” Lương Sinh từ chối nhận bệnh trực tiếp, chỉ chữa khi có “lệnh” của ông chủ tịch nên bệnh nhân kéo đến trụ sở xã “truy lùng” vị chủ tịch rất đông. Không đủ lực, đủ thuốc để chữa hết các bệnh nhân nên sau khi xem bệnh án, vị chủ tịch cho bệnh nhân “xếp hàng” ai bị nặng cứu trước.
Sáng 22.12, lịch xếp sẽ phải bốc thuốc cho 4 bệnh nhân đều bị bệnh gan rất nặng nên 4 giờ sáng, Lương Sinh và Chủ tịch Thanh lục tục lên đường hái thuốc. Ông Tám Hơn, ba của Lương Sinh, cho biết, anh em họ đi lên núi không phải đào rễ xáo tam phân (XTP) mà tìm nhổ một vị thuốc quý hơn cả XTP, vị thuốc này có tính quyết định thắng bại của bài thuốc và là vị thuốc đứng thứ nhất của bài thuốc này. Theo ông Tám Hơn, vị thuốc này trị sản hậu, băng huyết rất tốt, đặc biệt hiệu nghiệm với phụ nữ bị ho lâu ngày sau đẻ.
Xáo tam phân có mặt ở hầu hết vùng rừng núi ở khu vực duyên hải miền Trung, đặc biệt là các vùng núi gần biển. Từ khi xáo tam phân được phong “thần dược”, loài cây này bị đào tận gốc, trốc tận rễ, nhổ từng cây con.
Nhưng dù đồng ý cho tôi chụp ảnh, ông Tám Hơn nhất định không cho tôi biết tên cây thuốc “thần kỳ” này là gì vì sợ thuốc quý lại bị tận diệt như XTP. Vị thuốc quan trọng thứ 2 của bài thuốc là cây XTP. Phần tốt nhất, có nhiều dược tính nhất của cây XTP là phần rễ nhưng thân cây và đặc biệt là “cổ hũ” - phần tiếp giáp giữa gốc và thân cây - cũng được dùng trong bài thuốc này. XTP có mặt ở hầu hết vùng rừng núi ở khu vực duyên hải miền Trung, đặc biệt là các vùng núi gần biển.
Từ khi XTP được phong “thần dược”, loài cây này bị đào tận gốc, trốc tận rễ, nhổ từng cây con. Người người bỏ biển, bỏ ruộng vào rừng, lên núi đào rễ. Thời gian gần đây, khi giá cả tăng cao vùn vụt, nhiều người đã cố tình trộn các loại rễ có vẻ ngoài giống XTP vào bao thuốc đã cắt lát phơi khô nên rất khó phân biệt thật giả.
Vợ của một bệnh nhân ung thư gan đến từ Hà Nội, lấy trong ba lô ra 2 “cổ hũ” XTP đưa cho bà Tám Tiên, bảo là của một người bạn ở Ninh Vân biếu. Bà đưa lên mũi ngửi, nói: “Không phải. XTP ruột vàng, mùi thơm dịu như mùi sâm chứ không trắng và hắc như vầy. Bây giờ nhiều loại cây làm giả XTP lắm. Nếu nhìn bằng mắt thường, không có cành, lá kèm theo thì khó phân biệt”.
Lòng trong, tâm phải sáng
Không phải chỉ người bệnh phải qua ông chủ tịch xác nhận mới được gặp gia đình “thần y” mà ngay cả nhà báo cũng chỉ được gặp thầy thuốc Lương Sinh khi ông chủ tịch phường đồng ý. Để được gặp thầy thuốc Lương Sinh và gia đình bà Tám Tiên, tôi đã phải thuyết phục vị chủ tịch 1 ngày. “Dường như có mối quan hệ rất đặc biệt giữa gia đình này với ông?” – tôi hỏi. “Họ và tôi gặp nhau trên “giang hồ”.
Từ năm 12 tuổi tôi đã ra riêng tự lập ăn học. Từng bốc vác ở bến xe, từng lặn lội, bôn ba, làm trưởng công an xã, rồi bị “bốc” lên làm chủ tịch phường. Giữa tôi và gia đình họ đã từng “gặp” nhau, kết nghĩa thâm giao từ lâu” – ông Thanh tâm sự. Cũng theo lời ông, gia đình, con cái bà Tám Tiên chỉ làm nông, cũng lăn lộn trên “giang hồ” nhưng từ trước đến nay tâm rất sáng, lòng rất trong, sống rất chân tình, có bí kíp chữa rất nhiều bệnh trong tay nhưng giữ lời nguyền, không mở tiệm thuốc để làm giàu.
Lương Sinh vẫn làm thợ điều khiển máy xay đá ở mỏ đá gần nhà để mưu sinh, ai cần cứu thì ra tay không lấy tiền, vẫn sống nghèo, rất đơn sơ, giản dị. Từ xưa đến nay, Lương Sinh vẫn là một người em rất tốt tính, rất thân thiết đối với ông Thanh, vì vậy, việc đưa bài thuốc chữa bệnh cứu người gia truyền của gia đình này trên mặt báo cần phải thận trọng vì ông Thanh sợ sự nổi tiếng sẽ làm thầy thuốc xao nhãng, kém tập trung...
Một lần, tôi xin đi theo khi biết “thần y” chuẩn bị đi lấy thuốc, Lương Sinh nói: “Anh Thanh là “đại ca” của em, chỉ khi anh ấy gật, em mới gật và chị mới được đi theo”. Thầy thuốc này cho biết, cả nhà rất ngại lên báo, nhìn thấy máy ảnh là “thần y” sẽ phân tâm. Vì vậy, lúc nào đang xáo thuốc, đừng đến gần chụp ảnh. “Bệnh nhân của gia đình toàn là thập tử nhất sinh. Vì vậy, gia đình họ cần Lương Sinh tâm phải sáng, lòng phải trong, trí tuệ phải minh mẫn khi xáo thuốc. Chỉ có chính Lương Sinh xáo thuốc thì mới cảm nhận được mùi vị của thuốc để cho ra bát thuốc đạt nhất đưa đến cho những bệnh nhân đang bệnh rất nặng” – ông Thanh giải bày.
 
Sau một hồi giải thích, Tùng cật lực bới đào. Anh lật tung mấy tảng đá lớn và thu được hơn 1kg cả thân lẫn rễ. Bẻ đôi một mẩu rễ vừa đào được thấy có màu vàng nhạt, tỏa mùi thơm dễ chịu. Cứ thế Tùng dẫn chúng tôi sục sạo khắp ngọn núi cho đến lúc trời sắp tắt nắng thì trở về. Thành quả của một ngày săn tìm, đào bới, leo núi gai cào xước hết chân tay là gần 5 ký cây tươi. Tùng bảo vậy là khá lắm rồi, có nhóm đi cả ngày còn về tay trắng.
Anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Tây bảo mấy ngày này lên rừng vui hơn ở nhà, nhưng cũng chẳng biết được bao lâu vì hiện giờ loại cây này tại Ninh Vân hầu như không còn: “Có những khu rừng bị đào xới đến nỗi “gieo được cả đậu xanh”. Giờ muốn tìm “cây thần dược” phải đi xa tới tận Đầm Tre, Suối Trầu hoặc ra Ninh Thuận, Phú Yên. Giá “cây thần dược” đang tăng lên từng ngày, thậm chí từng giờ”.
Ngủ lại một đêm tại Ninh Vân, dạo một vòng quanh xã, tôi thấy ở đâu cũng râm ran về loại cây kỳ bí này. Nhà nhà đi đào cây thần dược, người người bán “cây thần dược”. Khách từ các tỉnh miền Tây, TPHCM từ các tỉnh ngoài Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa... cũng tới tận nơi để tìm “thần dược”. Qua trò chuyện, chúng tôi được anh Nguyễn Văn Bằng, đến từ Thất Sơn, Châu Đốc, cho biết mẹ bị xơ gan nặng nên khi biết được thông tin về loại “cây thần dược” ở Ninh Vân chữa được bệnh, anh đã cấp tốc đón xe đi ngay. “Tui mất gần 2 ngày 1 đêm mới đến được đây, cũng may là đã mua được cây thuốc. Còn mấy người quanh xóm gửi mua giùm nữa nhưng không biết giá đã tăng cao như vậy nên tiền mang theo không đủ”, anh Bằng thổ lộ. Qua quan sát và ghi nhận, chúng tôi biết được ông Hăng hiện đã trở thành đại lý gom hàng để bán cho những khách ở xa đến hoặc gửi tới những người có nhu cầu từ các tỉnh xa. Từ một người mắc bệnh nặng nay khỏi hẳn, ông trở thành một con buôn chính hiệu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More